giải độc thông tin sai lệch về thu hoạch lấy tổ chim yến

Loài chim yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần có thai là chim yến lại nhả nước dãi làm tổ. Nếu không ai hái tổ yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên...

Giải độc thông tin sai lệch về thu hoạch lấy tổ chim yến.

 Gần đây  một số bài báo tôi có đọc được nói về vấn đề thu hoạch tổ yến là độc ác, là không bảo tồn loại chim quý này..vv.. Khi con người khai thác yến sào thì loài chim yến sẽ rơi vào nhiều bi kịch thương tâm như phải thổ huyết để xây tổ, trứng hoặc chim con trong tổ bị vứt xuống biển, chim mẹ lao đầu vào vách núi tự tử vì mất con, chim bố chung tình quyên sinh theo chim mẹ..vv..

 Có lời khuyên với tác giả là khi viết về chim yến và tổ yến thì trước hết bạn phải hiểu nó, phải nghiên cứu sâu về nó chứ đừng thụ động "nghe kể lại" cộng với thành kiến sẵn có rồi đưa ra những suy luận chủ quan, dẫn đến những nhận định cực kỳ sai lầm và thiếu hiểu biết.

1. Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần có thai là chim yến lại nhả nước dãi làm tổ. Nếu không ai hái tổ yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên. Nghĩa là lúc này chim non không nằm ở lớp tổ cũ nữa mà là trên một lớp mới. Do đó, nếu hái Tổ Yến khi chim non đã bay đi thì không hề ảnh hưởng tới cuộc sống của loài chim này !!!

= > Vòng đời của chim yến là thế. Con tằm nhả tơ cũng vậy, cuộc sống của nó buộc phải nhả tơ thì mới thoát xác.

Bài viết nói rằng khi chim yến cái sắp sinh mà bị hái mất tổ, nó sẽ đâm đầu vào vách đá tự tử, rồi chim yến đực cũng đâm đầu vào vách đá chết theo, đây là 1 trong những chuyện hư cấu hết sức buồn cười. Chim yến đã có từ hàng nghìn năm nay, và chưa có một tài liệu, hình ảnh, video clip nào chứng mình được điều đó.

 Sự thật là nếu tới ngày sinh mà không may bị hái mất tổ, chim yến mẹ sẽ tìm 1 cái tổ nào gần đó để đẻ nhờ. Vậy nên có tổ yến có đến 3, 4 trứng thay vì 2 như bình thường. Điều này ít khi gặp vì người thu hoạch tổ yến thường biết chọn thời điểm để hái, chỉ xảy ra khi có sơ xuất.

Hơn nữa, nếu không hái tổ thì những chim con sau này khi trưởng thành đâu còn chỗ làm tổ, diện tích hang yến không thay đổi trong khi lượng yến ngày càng nhiều. Nếu cứ để như vậy thì khi chim con lớn lên sẽ ko còn chỗ nữa và phải làm tổ dưới chỗ thấp. Khi đó tổ yến, trứng yến, hay chim con đều có thể sẽ dễ bị sóng biển cuốn trôi...

GIẢI ĐỘC THÔNG TIN  "Con người tàn ác với chim Yến" và "chim Yến đập đầu tự tử, nhả ra máu... "

 Trước tiên chúng ta phải hiểu rằng yến huyết, yến hồng là do phản ứng hóa học tạo thành màu đỏ, chứ không phải là "yến thổ huyết ra để làm tổ". Điều này khoa học đã chứng minh từ lâu, dựa vào phân tích xét nghiệm. Tổ Yến sào khi mới làm ra có màu trắng, nếu được làm ở những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thì sẽ làm biến đổi màu sắc, biến thành tổ màu cam hoặc hồng/ đỏ.

Chắc hẳn là tác giả bài viết thấy tên gọi Yến Huyết thì suy diễn ngay luôn là nó là từ máu chim thổ ra vậy !!! Thật ra máu ở ngoài không khí khi đông lại sẽ có màu đen, chứ không phải màu đỏ như suy nghĩ của bạn đâu và nếu là máu chim thổ ra thì tuyệt đối không nên ăn. 

+, Ngành yến bây giờ đã hình thành như 1 ngành khoa học, có nghiên cứu, phân tích. Được US Fish & Wild Life ở Mỹ công nhận là an toàn cho hệ sinh thái, và cho kinh doanh tiêu thụ ở Mỹ. Nếu chim yến mất tổ đập đầu tự tử, nhả máu ra làm tổ để phục vụ con người như bài viết nói thì các nhà bảo tồn, nhà khoa học đã lên tiếng từ lâu.

Trong khi ở Mỹ chỉ cần mặc 1 bộ quần áo bằng da thú là đã bị lên án, bị tẩy chay. Vậy thì nếu tàn ác đến mức đó liệu chính phủ Mỹ có cho phép Tổ Yến được nhập vào thị trường Mỹ không, hay là cũng đã bị cấm cửa như sừng tê giác từ lâu rồi ?

+, Tác giả viết là chim yến "tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ" - vậy trong hàng tỷ tỷ con chim yến đang sống đó, có ai chụp được hình 1 con chim yến nào mà rỉa trơ trọi lông để làm tổ được không ? Đây lại là 1 điều hư cấu thái quá.

+, Sự thật là chim yến không chung thủy như đồn đại. Đúng là khi chim chọn bạn đời, nếu không có chuyện gì xảy ra cặp chim sẽ sống với nhau trọn đời. Nhưng nếu có một con chết thì chim còn lại sẽ tìm và kết bạn với chim yến khác. Điều này đã được nhiều hiệp hội nuôi yến nghiên cứu và khẳng định.

+, Con người nuôi yến không thể nào có chuyện giết yến để lấy tổ. Xây nhà nuôi yến là đã bỏ ra 1 số tiền lớn để đầu tư, nếu ai dùng những cách thô bạo để lấy tổ của chim yến, chắc chắn 1 điều là nó sẽ bỏ đi nơi khác. Vậy nên không ai dại dột đến mức vì 1 vài cái tổ mà để chim bay hết. Thay vào đó họ sẽ đợi chim non bay đi rồi mới hái, sau này chim mẹ tới thời kỳ sinh sản sẽ làm tổ mới. Đàn chim yến sẽ càng ngày càng tăng lên. Như vậy không phải là có lợi hơn sao ? Việc gì phải làm chuyện vừa tội lỗi vừa không có hiệu quả kinh tế như bài viết nói đến vậy ?

=> Nói tóm lại, bài viết của tác giả kia là không khoa học, không có 1 chứng cứ xác thực nào và không có hiểu biết nhiều về ngành Yến. 

Kết luận:

1. Thông tin có tác động mạnh mẽ tới đời sống, thậm chí điều chỉnh hành vi của con người. Trong trường hợp này, có một số bạn đọc đã cho biết là từ khi đọc bài về chim Yến xong, đã thôi, không dùng tổ Yến nữa.

=> Điều này cho thấy: Khi đưa ra thông tin, cần có trách nhiệm, cần nghĩ đến tác động của nó đối với xã hội thế nào?

Nếu liên hệ với thông tin về việc nước mắm có Asen vừa qua, càng phải thận trọng. Giả sử ai cũng "tẩy chay" dùng Yến sau khi đọc bài viết trên, thì ngành Yến sẽ lao đao, nguồn tài nguyên quý của đất nước sẽ bị bỏ phí !


Tin liên quan

Từ khóa: chim yến, thu hoạch tổ yến


CTKM VUI XUÂN GIÁP THÌN